Xác định ranh giới vùng bán ngập có khả năng trồng rừng

1. Đặt vấn đề
Từ năm 2011, tại khu vực vùng bán ngập của hồ thuỷ điện Cần Đơn (huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước) đã tiến hành trồng thử nghiệm cây gáo vàng (Nauclea orientalis L.) thành công. Do đó tại các khu vực vùng bán ngập của các hồ thuỷ điện trong cả nước nên được tiến hành khảo sát, thử nghiệm trồng rừng vùng bán ngập bằng cây gáo vàng nhằm góp phần bảo vệ, chống xói lở cho bờ hồ, ngăn ngừa quá trình xói mòn, rửa trôi đất xuống lòng hồ. Vì vậy việc xác định được ranh giới vùng bán ngập có khả năng trồng rừng là vấn đề rất cần thiết.

2. Phương pháp
  • Theo Khoản 2, Điều 3, Thông tư số 03/2012/TT-BTNMT ngày 12/4/2012 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc quy định việc quản lý, sử dụng đất vùng bán ngập lòng hồ thủy điện, thủy lợi thì Đất vùng bán ngập là phần diện tích đất thuộc vùng lòng hồ thủy điện, thủy lợi nhưng không bị ngập nước thường xuyên, thời gian bị ngập nước trong năm tùy thuộc vào quy trình vận hành của từng hồ nhưng không quá sáu (06) tháng, thời điểm ngập xác định được.
  • Căn cứ vào khái niệm trên, việc xác định ranh giới vùng bán ngập có thể được thực hiện thông qua ảnh viễn thám. Thông qua ảnh viễn thám của từng tháng trong năm có thể xác định các chỉ tiêu gồm: ranh giới ngập của từng tháng, mực nước cao nhất trong năm, mực nước thấp nhất trong năm, vùng ngập không quá sáu (06) tháng trong năm...
  • Tiếp theo sử dụng mô hình số độ cao (DEM-Digital Elevation Model) để thể hiện độ cao ngập nước so với bề mặt đất tại khu vực đất vùng bán ngập.
  • Dựa vào vùng bán ngập được xác định thông qua ảnh viễn thám kết hợp với mô hình số độ cao sẽ giúp xác định được ranh giới vùng bán ngập có khả năng trồng rừng thành công.



0 comments :