TÌM HIỂU VỀ ANALYTIC HIERACHY PROCESSTHÔNG QUA MINH HỌA

Trong đời sống chúng ta , đôi lúc thật khó khăn để quyết định một việc nào đó. Trong phát triển một phần mềm, thật khó khăn để chọn một kiến trúc phần mềm nào thích hợp mà dựa vào những thuộc tính về chất lượng. Đôi lúc ta phải quyết định dựa vào kinh nghiệm từ chính mình hay của người khác.Vì lý do này, để cho việc làm một quyết định theo một phương pháp khoa học hơn, một kỹ thuật làm quyết định đã được giới thiệu , đó là AHP (Analytic Hierachy Process).
I-Giới thiệu về AHP
Hãy xem ví dụ sau :Ở đây là sự lựa chọn người lãnh đạo thích hợp nhất từ các ứng cử viên là Tom , Dick và Harry.Yếu tố xem xét là tuổi, kinh nghiệm, trình độ và uy tín. Nếu ta không có một phương pháp cụ thể thì việc lựa chọn rất là khó khăn. Nhưng khi áp dụng kỹ thuật AHP vào, ta có được các trọng số ưu tiên dànhcho các ứng viên. Từ đây ta có thể thấy việc chọn Dick là thích hợp nhất cho vị trí lãnh đạo. Tiếp theo đólà Tom và cuối cùng là Harry. Vậy AHP là gì ?
AHP là một kỹ thuật tạo quyết định, nó giúp cung cấp một tổng quan về thứ tự sắp xếp của những lựa chọn thiết kế và nhờ vào nó mà ta tìm được một quyết định cuối cùng hợp lý nhất. AHP giúp những người làm quyết định tìm thấy cái gì là hợp lý nhất cho họ và giúp họ việc hiểu những vấn đề của mình .Dựa vào toán học và tâm lý học , AHP được phát triển bởi Saaty trong năm 1970 và đã được mở rộngvà bổ sung cho đến nay. AHP cung cấp một khung sườn chính xác cho cấu trúc một vấn đề cần giải quyết. AHP kết hợp chặt chẽ với chuẩn quyết định và người làm quyết định sẽ dùng phương pháp so sánh theo cặp (pairwise comparison) để xác định việc đánh đổi qua lại giữa các mục tiêu.
II-Qui trình cơ bản của AHP
AHP có 3 phân đoạn cơ bản : phân giải vấn đề cần giải quyết, so sánh sự đánh giá của nhữngphần tử 
và tổng hợp độ ưu tiên.
Ta xem xét ví dụ sau :Một công ty muốn chọn một vị trí để mở rộng hoạt động công ty. Công ty sử dụng AHP nhằm xác định vị trí nào thích hợp để xây dựng nhà máy mới. Công ty dựa vào 4 tiêu chí : giá trị tài sản (Price), khoảng cách giữa các nhà cung cấp (Distance), chất lượng lao động (Labor) và chi phí lao động (Wage).Công ty có 3 vị trí (location) A , B , C để xem xét dựa vào 4 tiêu chí trên. Ta sẽ xem xét quy trình củaAHP thông qua ví dụ này.
1. Phân giải vấn đề cần giải quyết
AHP phân giải vấn đề ra thành cấu trúc cây phân cấp. Để làm điều này bạn phải khám phá những khía cạnh của vấn đề từ tổng quát đến chi tiết, biểu diễn chúng theo cây đa nhánh. Phần tử tại mức cao nhất của cây được gọi là mục tiêu (goal).
Những phần tử ở mức cuối cùng được gọi là những sự lựa chọn (alternative). Ngoài ra còn một nhóm các phần tử liên quan đến các yếu tố hay tiêu chuẩn (criteria) liên kết giữa những sự lựa chọn và mục tiêu. Một cây phân cấp với mục tiêu ở đỉnh, những sự lựa chọn là các phần tử lá và các phần tử tiêu chuẩn thi ở giữa. Ở ví dụ trên, ta sẽ có 4 tiêu chí là giá trị tài sản, khoảng cách giữa các nhà cung cấp, chất lượng lao động và chi phí lao động. 3 sự lựa chọn là vị trí A , B , C. Đây là cây phân cấp AHP cho ví dụ về mô hình cây phân cấp AHP.

2. So sánh sự đánh giá của những phần tử
Để có thể đánh giá sự quan trọng của một phần tử với một phần tử khác, ta cần một mức thang đo để chỉ sự quan trọng hay mức độ vượt trội của một phần tử với một phần tử khác qua các tiêu chuẩn hay tính chất. Vì vậy người ta đưa ra bảng Mức quan trọng Giá trị số Giải thích Quan trọng như nhau (EqualImportance) như sau:
Ví dụ, nếu một phần tử A quan trọng hơn phần tử B và được đánh giá mức 9, khi đó B rất ít quan trọng với A và có giá trị là 1/9. Bản chất toán học của AHP chính là việc cấu trúc một ma trận biểu diễn mối liên kết của các giá trị của tập phần tử. Ma trận hỗ trợ rất chặt chẽ cho việc tính toán các giá trị. Ứng với mỗi phần tử cho ta thiết lập một ma trận cho các sự so sánh của những phần tử con của nó. Ở ví dụ trên, ta có 5 phần tử có các phần tử con, đó là phần tử mục tiêu, giá cả, khoảng cách, chất lượng lao động và chi phí lao động. Ta thiết lập các ma trận các ma trận cho từng phần tử dựa vào bảng xếp hạng các mức độ quan trọng như sau:
3. Tổng hợp độ ưu tiên
Ta sử dụng những ma trận có được từ bước 2 để có thể thiết lập ra độ ưu tiên (priority) của các phần tử trong cây phân cấp. 
Độ ưu tiên là một số không âm chạy từ 0 đến 1. Chúng biểu diễn sự liên kết của trọng số trong từng phần tử ở từng mức.Theo định nghĩa, độ ưu tiên của mục tiêu là 1. Tổng độ ưu tiên của một mức sẽ là 1. Ở ví dụ trên, với từng ma trận ta sẽ ra được vectơ về độ ưu tiên cho các nhân tố trong ma trận đó. Ta sẽ không đi vào chi tiết tại sao lại tính ra được như vậy.

Bây giờ ta đã có đầy đủ độ ưu tiên của các phần tử. Ta có cây phân cấp có thiết lập độ ưu tiên trong ví dụ trên như sau:
Nhìn vào cây phân cấp ta thấy lựa chọn vị trí C là thích hợp nhất.
III- Các công cụ liên quan đến AHP 
AHP có thể được chạy bởi sử dụng dùng một công cụ dạng bảng tính như Excel. Ngoài ra còn có một công cụ có tính hỗ trợ tốt hơn và trực quan hơn là Expert Choice (chẳng hạn ExpertChoice version 1.5).
Nguồn: Khoa CNTT – Trường ĐHBK TPHCM

0 comments :