Trong đời hoạt động cách mạng vô cùng phong phú, sôi động, Bác Hồ đã viết hàng nghìn bài báo dưới nhiều bút danh khác nhau. Bác hoạt động ở nhiều nơi với nhiều tên gọi, bí danh, mật danh khác nhau. Việc thu thập, nghiên cứu bút danh, tên gọi, bí danh, mật danh của Bác Hồ là một đề tài hấp dẫn. Nghiên cứu, tập hợp các bút danh của Bác Hồ gặp không ít khó khăn, bởi vì Người viết nhiều, trên các đề tài đa dạng, viết ở nhiều nơi, nhiều quốc gia, ngôn ngữ khác nhau. Cho đến nay, chưa đủ điều kiện để khẳng định chắc chắn tổng số bút danh của Bác Hồ là bao nhiêu, cũng như số bài viết trên một bút danh nào đó. Hiện nay, chúng tôi mới sưu tập được hơn 120 bút danh, xếp theo vần A, B, C để bạn đọc theo dõi.
A.B.C; A; A.G; Ái Quốc; Anh; A.P; Annamít;
B; Bác; Bác Hồ; Báo cáo của chiến sỹ; Bé Con; Bình Sơn;
C.B; Culixe; Chiến Thắng; Công Nhân; C.K; Chí Minh; Chiến Sỹ; Chiến Đấu; Chú Nguyễn; C.M.Hồ; CM.H; CH; KOPP; C.S;
Đ.X Đông Dương; Đ.H; ĐIN; Đinh Văn Hảo; Đình; D.C.Lin; Dân Việt. D.Z.D;
G; H.A; H.B; HOWÂNG; T.S: Hồ; H.T: Hồ Chí Minh; H.G; Hồng Liên; Hy Sinh;
JEAN FORT; K; K.Đ; K.C; K.O; Kim Oanh; K (KWAC); K.V; K.T;
LA Lập; Lê Ba. LIN; Lê; Lê Nhân; Lê Nông; Lê Quyết Thắng; Lê Thành Long; L.M:Wang; Loo Shing Yan. L.T; Luật sư Th.Lam; Lợi; Lý; Ly Thụy. LYWANG;
Mộng Liên;
N; N.A.K; NA.Q; N.D; N.Ái Quốc; N.Ái Quấc; NG.A.Q; NG.Ái Quốc; Nguyễn; Nguyễn A.Q; Nguyễn Ái Quốc; Nguyễn Thao Lược; Nguyễn Tâm; Nguyễn Du Kích; N.K; Nhân Dân; NILOBSKI (N.A.Q); NILOBXKI (H.A.K); Ngô Tam; Nói Thật;
Pôn Tất Thành, Pôn; P.C.Lin.PHNK.A; Pôn Thành;
Q.T; Q.TH; Q.TH.Thuật; Quác E.WEN; T; T.L T.LAN; Tân Sinh; Tân Trào; Tất Thành; Thanh Lan; Thu Sơn; Tâm; Thu Giang; Trần Lam; Trần; T.T; Trần Thắng Lợi; Tuyết Lan;
V; V.K; Vícto; Việt Hồng; Wang; X; Xung Phong; X.Y.Z; X.X; Z.A.C.
Ngoài những bút danh trên, Bác còn có nhiều tên gọi, bí danh, mật danh khác. Theo thống kê sơ bộ, Bác đã dùng hơn 50 tên gọi, bí danh, mật danh: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Sinh Côn, Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Pôn Tất Thành, Tất Thành, Pôn Thành, Chen Vang, Lưu, Lý Thụy, Lý An Nam, Vương, Lý Mỗ, Vương Đạt Nhân, Vương Sơn Nhi, Tống Thiệu Tổ, Ái Quốc, Wang, Ông Lai, Thọ, Nam Sơn, Thầu Chín, Victo Lơbông, L.M Vương, Tuyết Nguyệt Lâm, Pôn, Ông Lý, T.V Vương, K.V. Tống Văn Sơ, Li Nốp, Teng Man Huon, Hồ Quang, Ông Trần, Hồ Chí Minh, Cúng Sáu Sán, Già Thu, Hoàng Quốc Tuấn, Ông Cụ, Bác, Thu Sơn, Cụ Hoàng, Ông Ké, Hồ Chủ Tịch, Luccus, Bác Hồ, Xuân, A, Z, Ngô Tam, Lâm Tam Xuyên...
Nghiên cứu những tên gọi, bí danh, bút danh, mật danh của Bác Hồ, giúp ta hiểu sâu hơn quá trình hoạt động của Người, hiểu thêm nhiều điều mới mẻ về phương pháp hoạt động bí mật của Bác. Đặc biệt, chúng ta càng thấy cuộc đời Bác thật gần gũi với mỗi người dân Việt Nam. Lòng kính yêu vị Cha già dân tộc, những tên gọi bình dị nhân dân tôn vinh Người: Bác, Bác Hồ mãi mãi trong lòng đồng chí, đồng bào, trở thành người thân trong mỗi gia đình Việt Nam.
Nội san Người Làm Báo Nhân Dân, số 28, quý II/2002.
0 comments :
Post a Comment