Theo tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc (viết tắt là FAO) và hướng dẫn định giá rừng, việc xác
định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng gỗ được thực hiện theo phương
pháp như sau:
a. Xác định sinh khối của gỗ
Sinh khối của gỗ (B) được tính toán dựa trên trữ lượng gỗ
của rừng, phương pháp tính sinh khối của
gỗ (tấn khô/ha) được xác định theo công thức (1).
B = AGB + BGB + DWB (1)
Trong đó:
v AGB: sinh khối trên mặt đất (tấn khô/ha), được xác định theo công thức (2).
AGB = Bs x
BEF (2)
Với Bs là sinh
khối thân cây, được xác định theo
công thức (3).
Bs = M x d (3)
Trong đó: M là trữ lượng gỗ của lâm phần (m3/ha)
d là tỷ trọng trung bình của gỗ. Đối với
các trạng thái rừng tự nhiên lấy d là 0,550. Đối với các trạng thái rừng trồng
thì xác định d của từng loài cây từ cơ sở
dữ liệu tỷ trọng gỗ của thế giới [1]. Dưới đây là tỷ trọng gỗ của một số loài cây trồng rừng:
-
Đối với rừng gỗ
trồng cây Bạch đàn thì d là 0,800.
-
Đối với rừng gỗ
trồng cây Cao su thì d là 0,390.
-
Đối với rừng gỗ
trồng cây Cóc hành thì d là 0,620.
-
Đối với rừng gỗ
trồng cây Đâng thì d là 0,840.
-
Đối với rừng gỗ
trồng cây Điều thì d là 0,468.
-
Đối với rừng gỗ
trồng cây Keo thì d là 0,680.
-
Đối với rừng gỗ
trồng cây Lim thì d là 0,565.
-
Đối với rừng gỗ
trồng cây Mắm thì d là 0,605.
-
Đối với rừng gỗ
trồng cây Neem thì lấy d là 0,620.
-
Đối với rừng gỗ
trồng cây Phi lao thì d là 0,804.
-
Đối với rừng gỗ
trồng cây Thanh thất thì d là 0,305.
-
Đối với rừng gỗ
trồng cây Thông thì d là 0,466.
-
Đối với rừng gỗ
trồng cây Trôm thì d là 0,448.
-
Đối với rừng gỗ
trồng cây Xà cừ thì lấy d là 0,520.
BEF là hệ số chuyển đổi sinh khối
Hệ số
BEF được xác định theo khuyến nghị của FAO[2], cụ
thể như sau:
-
Đối với các trạng
thái rừng có cây gỗ lá rộng thì
BEF = EXP[3,213-0,506 x LN (Bs)] với Bs < 190 tấn khô/ha
hay BEF = 1,74 với Bs ≥
190 tấn khô/ha
-
Đối với các trạng
rừng chỉ có cây gỗ lá kim thì BEF là 1,3.
v BGB: sinh khối dưới mặt đất (tấn khô/ha), được xác định theo
công thức (4)
BGB = 0,265 x AGB (4)
v DWB: sinh khối cây mục, cây chết (tấn khô/ha) và được xác định
theo công thức (5).
DWB = (AGB
+ BGB) x 0,11 (5)
b. Xác định trữ lượng các bon của gỗ
Trữ lượng
các bon của gỗ (tấn CO2e/ha),
được xác định bởi công thức (6).
Mc = CLB +
CDWB (6)
Trong đó:
+ CLB là các
bon trong sinh khối cây sống (tấn CO2e/ha), được xác định theo công
thức (7).
CLB = (AGB
+BGB) x 0,5 x 3,67 (7)
+ CDWB là các
bon trong cây mục, cây chết (tấn CO2e/ha) và được xác định theo công
thức (8).
CDWB = DWB
x 0,5 x 3,67 (8)
c. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của gỗ
Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của gỗ được tính bằng công thức (9).
Vc
= Mc x Pc (9)
Trong đó:
+ Vc là giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của gỗ (triệu đồng/ha)
+ Mc là trữ lượng các bon trong sinh khối gỗ (tấn CO2e/ha)
+ Pc là giá bán tín chỉ các
bon trên thị trường (triệu đồng/tấn CO2e)
[2]
Nguồn tham khảo tại website: http://www.fao.org/docrep/W4095E/w4095e06.htm#3.1.3biomass
expansion factor (bef)).
0 comments :
Post a Comment