Cây Đước hay còn gọi là cây Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) thuộc Họ Đước (Rhizophoraceae), Bộ Đước (Rhizophorales). Theo Trần Hợp (2002), cây Đước đã được mô tả như sau:
1. Đặc điểm về hình thái
- Cây gỗ, cao 25 - 30 m, đường kính 60 - 70 cm. Vỏ cây màu xám nhạt nứt dọc. Cành xù xì, gốc thân có nhiều rễ chống hình nơm.
- Lá đơn mọc đối, dài 10 - 16 cm, rộng 2,5 - 6,0 cm, dày, cứng hình ngọn giáo hoặc trái xoan, đầu nhọn, gốc hình nêm. Gân chính màu đỏ nổi rõ ở mặt dưới lá, gân bên không rõ. Mặt dưới lá có nhiều chấm nhỏ màu đen. Cuống lá thô dẹt, dài 1 - 3 cm. Lá kèm màu hồng hay hơi đỏ, dài 4 - 8 cm. Cụm hoa xim có 2 hoa. Lá bắc hợp thành hình chén.
- Hoa màu vàng, không cuống. Đài hợp xẻ 4 thùy hình tam giác dày, màu nâu vàng hoặc đỏ, còn lại ở quả. Cánh tràng 4, mỏng, mép nguyên, không có lông. Nhị đực 8 - 12 chiếc. Chỉ nhị rất ngắn, bao phấn dài. Bầu 4 ô, mỗi ô 2 noãn, đầu nhụy chẻ hai.
- Quả giống quả lê, dài 2,0 - 2,5 cm màu nâu buông thỏng xuống, trụ mầm hình trụ màu lục, phía dưới phình to, dài 15 - 20 cm, màu phớt hồng.
2. Đặc điểm về sinh thái
- Cây phân bố chủ yếu ở ven biển vùng nhiệt đới Bắc bán cầu. Ở Việt Nam, cây mọc ở rừng ngập nước mặn. Cây ưa những bãi sa bồi ở ven biển Nam bộ như của sông đất dày màu mỡ, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều.
- Tái sinh mạnh dưới tán gỗ lớn, cây tăng trưởng nhanh. Hoa tháng 4 - 5, hay quanh năm. Quả tháng 11. Cây tái sinh chồi, hạt đều khỏe.
3. Phân bố
- Đước có phân bố tự nhiên ở các bãi biển ngập bùn vùng xích đạo. Ở Việt Nam, Đước mọc tự nhiên chủ yếu trên các bãi bùn ngập nước thủy triều từ cửa sông Đồng Nai đến mũi Cà Mau, vĩ độ 8 - 10o Bắc, nơi có lượng mưa hàng năm 1.800 - 2.400 mm/năm, nhiệt độ trung bình 26 - 28oC, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 30 - 33oC, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 23 - 25oC.
- Vùng thích hợp trồng Đước là vùng bãi bùn ngập nước thủy triều ở các tỉnh từ Nam Trung Bộ trở vào, đặc biệt là ở các tỉnh Nam Bộ. Tuy vậy, Đước cũng có thể trồng trên bãi bùn ven biển ở một số tỉnh miền Trung và miền Bắc, mặc dù năng suất thấp hơn (Nguyễn Ngọc Bình, 2004).
4. Công dụng
Cung cấp các sản phẩm từ gỗ như gỗ nhiên liệu (củi), than, gỗ tròn, xây cất nhà, đóng xuồng, trụ cọc đánh cá, bẫy tôm cá, gỗ điêu khắc, gỗ trang trí, tro từ củi, tro từ than. Ngoài ra chúng còn cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ như tanin, thức ăn cho nhiều loài thủy sinh vật...( Shigeyuki Baba và ctv, 2013).
5. Thông tin khác
4. Công dụng
Cung cấp các sản phẩm từ gỗ như gỗ nhiên liệu (củi), than, gỗ tròn, xây cất nhà, đóng xuồng, trụ cọc đánh cá, bẫy tôm cá, gỗ điêu khắc, gỗ trang trí, tro từ củi, tro từ than. Ngoài ra chúng còn cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ như tanin, thức ăn cho nhiều loài thủy sinh vật...( Shigeyuki Baba và ctv, 2013).
5. Thông tin khác
- Nhóm gỗ VI (theo Quyết định 2198/CNR của Bộ Lâm nghiệp (cũ) ngày 26/11/1977 về việc Ban hành Bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng trong cả nước).
- Không thuộc Sách đỏ Việt Nam năm 2007.
- Không thuộc Danh mục thực vật rừng nguy cấp quý hiếm theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/3/2006.
- Đước là một trong những loài cây ưu tiên cho trồng rừng sản xuất, cũng như trồng rừng phòng hộ chắn sóng, bảo vệ môi trường ngập nước (Nguyễn Ngọc Bình, 2004).
- Cây Đước còn có tên khoa học khác là Rhizophora conjugata Linh.
6. Hình ảnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO- Không thuộc Sách đỏ Việt Nam năm 2007.
- Không thuộc Danh mục thực vật rừng nguy cấp quý hiếm theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/3/2006.
- Đước là một trong những loài cây ưu tiên cho trồng rừng sản xuất, cũng như trồng rừng phòng hộ chắn sóng, bảo vệ môi trường ngập nước (Nguyễn Ngọc Bình, 2004).
- Cây Đước còn có tên khoa học khác là Rhizophora conjugata Linh.
6. Hình ảnh
1. Nguyễn Ngọc Bình, 2004. Chọn loài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng tại Việt Nam. Trong Cẩm nang ngành Lâm nghiệp. Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, trang 16, 21 và 29.
2. Trần Hợp, 2002. “Tài nguyên cây gỗ Việt Nam”, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, trang 457 - 458.
3. Shigeyuki Baba, Hung Tuck Chan và Sanit Aksornkoae, 2013. “Các sản phẩm hữu dụng của rừng ngập mặn và thực vật ven biển” (Phan Văn Hoàng), Hiệp hội hệ sinh thái rừng ngập mặn quốc tế, trang 5.
2. Trần Hợp, 2002. “Tài nguyên cây gỗ Việt Nam”, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, trang 457 - 458.
3. Shigeyuki Baba, Hung Tuck Chan và Sanit Aksornkoae, 2013. “Các sản phẩm hữu dụng của rừng ngập mặn và thực vật ven biển” (Phan Văn Hoàng), Hiệp hội hệ sinh thái rừng ngập mặn quốc tế, trang 5.
0 comments :
Post a Comment