Cách xác định giá lâm sản của rừng gỗ

1. Đối với rừng tự nhiên: Áp dụng phương pháp thu nhập.
Việc xác định giá trị trực tiếp bình quân của rừng tự nhiên được căn cứ vào trữ lượng gỗ cây đứng theo nhóm gỗ; quy định về giá tối thiểu gỗ, củi và các chi phí cần thiết. Do đó, giá trị trực tiếp bình quân của rừng tự nhiên được tính theo công thức (1).
Vg = Vcp + Vtd + Vcu (1)
Trong đó:
Vg: Giá trị trực tiếp bình quân (triệu đồng/ha)
Vcp: Giá trị gỗ chính phẩm bình quân (triệu đồng/ha)
Vtd: Giá trị gỗ tận dụng bình quân (triệu đồng/ha)
Vcu: Giá trị củi bình quân (triệu đồng/ha)
Phương pháp tính cụ thể như sau:
1.1. Xác định sản lượng gỗ chính phẩm, gỗ tận dụng và củi
Căn cứ Điều 6 của Thông tư số 87/2009/BNNPTNT thì tỷ lệ lợi dụng gỗ thân (gỗ chính phẩm) tối thiểu là 55% và tỷ lệ lợi dụng gỗ cành, ngọn (gỗ tận dụng) tối thiểu là 5%, do đó:
* Sản lượng gỗ chính phẩm bình quân được tính theo công thức (2).
Mcp = 55% x Mcđ (2)
* Sản lượng gỗ tận dụng bình quân được tính theo công thức (3).
Mtd = 5% x Mcđ (3)
* Sản lượng củi bình quân được tính theo công thức (4).
Mcu = (Mcđ - Mcp – Mtd) x k (4)
Trong đó: 
- Mcp: Sản lượng gỗ chính phẩm bình quân (m3/ha)
- Mtd: Sản lượng gỗ tận dụng bình quân (m3/ha)
- Mcđ: Trữ lượng gỗ cây đứng bình quân (m3/ha)
- Mcu: Sản lượng củi bình quân (ster/ha)
- k: Hệ số quy đổi từ m3 sang ster (theo Điều 4 của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT thì k là 1,43).
1.2. Xác định giá bán của gỗ chính phẩm và gỗ tận dụng
Giá trị của gỗ chính phẩm và gỗ tận dụng được xác định sau khi lấy giá bán tối thiểu trừ đi chi phí thiết kế, khai thác, vận xuất, vận chuyển. Cụ thể:
Giá bán tối thiểu về gỗ chính phẩm và gỗ tận dụng phụ thuộc nhóm gỗ, do đó: 
* Giá bán gỗ chính phẩm bình quân được tính theo công thức (5).
(5)
Trong đó:
+ Vcp: Giá bán gỗ chính phẩm bình quân (triệu đồng/ha)
+ Vcpi: Giá bán gỗ chính phẩm tối thiểu của nhóm gỗ i (triệu đồng/m3)
+ Mcpi: Sản lượng gỗ chính phẩm bình quân của nhóm gỗ i (m3/ha)
* Giá bán gỗ tận dụng bình quân được tính theo công thức (6).
 (6)
Trong đó:
+ Vtd: Giá bán gỗ tận dụng bình quân (triệu đồng/ha)
+ Vtdi: Giá bán gỗ tận dụng tối thiểu của nhóm gỗ i (triệu đồng/m3)
+ Mtđi: Sản lượng gỗ tận dụng bình quân của nhóm gỗ i (m3/ha)
1.3. Xác định giá bán của củi
Đối với giá bán tối thiểu của củi được tính đồng giá với mọi loại củi thuộc các nhóm gỗ và kính thước khác nhau, giá trị bình quân của củi được tính theo công thức (7).
Vcu = (Mcu x Vcui) /1.000.000 (7)
Trong đó:
- Vcu: Giá trị bình quân của củi (triệu đồng/ha)
- Mcu: Sản lượng củi bình quân (ster/ha)
- Vcui: Giá bán tối thiểu của củi (đồng/ster).
1.4. Xác định các chi phí khai thác: bao gồm chi phí thiết kế, khai thác, vận xuất, vận chuyển lâm sản ra tới bãi gỗ.
2. Đối với các loại rừng trồng:
- Phương pháp thu nhập được dùng để xác định giá trị trực tiếp bình quân của các trạng thái rừng trồng từ năm thứ 5 trở lên căn cứ trữ lượng gỗ cây đứng; các quy định về giá tối thiểu gỗ, củi và các chi phí cần thiết. 
- Phương pháp chi phí được dùng để xác định giá trị trực tiếp bình quân của các trạng thái rừng trồng dưới 5 năm. Giá trị trực tiếp bình quân của rừng trồng dưới 5 năm được tính bằng tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng bao gồm trồng rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng và các chi phí khác (nếu có) từ năm bắt đầu đầu tư tạo rừng đến năm định giá rừng. Các khoản chi phí này được tính theo các quy định hiện hành của Nhà nước, mức nhân công theo định mức hoặc theo thực tế đã bỏ ra, giá nhân công tính theo giá trị tại thời điểm định giá; khoản chi phí nào không có quy định của Nhà nước thì tính theo giá thực tế tại thị trường địa phương tương ứng với từng thời điểm. Giá trị trực tiếp bình quân của rừng trồng chưa có trữ lượng được tính theo công thức (8).
(8) 
Trong đó: 
- Ci là chi phí đã tạo rừng trong năm thứ i tính từ năm bắt đầu tạo rừng đến năm định giá (triệu đồng/ha);
- i = 1 (năm bắt đầu tạo rừng), 2, 3, ... , a (năm định giá);
- r là lãi suất tiền gửi tiết kiệm (tính bằng số thập phân) kỳ hạn 1 năm quy định tại Điểm b, Khoản 2, Mục I của Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC.

0 comments :